Những sai lầm trong cách làm sữa hạt cho bé

Ngày 15 tháng 1 năm 2021

Sữa hạt thịnh hành ở thị trường Việt Nam vào những năm 2017, thời điểm đó những hình ảnh, thông tin các loại sữa hạt tràn làn trên các trang mạng xã hội khiến cho nhiều bà mẹ tìm mua. Ngày nay, sữa hạt vẫn còn đủ lưu giữ sức nóng nhưng tầm ảnh hưởng và nhu cầu của nó không phải săn lùng, ráo riết như trước và cũng không phải ai cũng biết cách làm sữa hạt như thế nào và chế biến ra sao. Hãy cùng tìm hiểu cách nấu sữa hạt cho bé qua bài viết dưới đây nhé!

Tham khảo: Khi nào nên cho bé uống sữa hạt?

Những sai lầm trong cách làm sữa hạt cho bé

Cách làm sữa hạt cho bé không khó nhưng các mẹ vẫn hay mắc phải một số sai lầm sau đây:

Không ngâm hạt khi làm sữa 

Việc ngâm hạt không chỉ giúp hạt mềm, nhanh chín mà còn giúp loại bỏ độc tố có trong hạt và nâng cao việc hấp thụ chất dinh dưỡng của bé. Chất ức chế dinh dưỡng và các chất độc được tìm thấy trong các loại hạt ngũ cốc và hạt có thể được giảm thiểu hoặc loại bỏ bằng cách ngâm. Chính vì thế, nếu làm sữa hạt cho bé, bố mẹ nên ngâm hạt trước đó khoảng 3-4 tiếng tùy loại hạt nhé. 

Những sai lầm trong cách làm sữa hạt cho bé

HẠT NGŨ CỐC                                THỜI GIAN NGÂM

+ Đậu nành                                              8 – 10 giờ

+ Đậu xanh                                              6 – 8 giờ      

+ Đậu đen                                                2 – 4 giờ           

+ Đậu đỏ                                                  6 – 8 giờ

+ Đậu trắng                                              4 – 5 giờ

+ Đậu lăng                                                6 – 8 giờ

+ Mè (vừng)                                              6 – 8 giờ

+ Quinoa                                                  1 – 2 giờ                                                  

+ Hạt kê                                                   6 – 8 giờ

+ Quả óc chó                                            3 -4 giờ

+ Hạnh nhân                                             8 -12 giờ

+ Hồ đào                                                   6 - 8 giờ 

+ Hạt phỉ                                                   8 - 12 giờ 

+ Hạt bí đỏ                                                6 - 8 giờ   

+ Hạt điều                                                 2 - 4 giờ 

+ Hạt mè                                                   6 - 8 giờ 

+ Hạt hướng dương                                    6 - 8 giờ 

+ Hạt lanh                                                 8 giờ 

+ Lúa mì                                                   5 – 7 giờ

+ Gạo lứt                                                  12 – 24 giờ

Chọn nguồn hạt không kỹ

Chất lượng hạt cũng ảnh hưởng đến chất lượng sữa. Mua những loại hạt có nguồn gốc không rõ ràng, không đảm bảo an toàn (hạt chứa nhiều hóa chất, GMO) có thể còn nguy hại hơn rất nhiều so với việc không sử dụng hạt. 

Tham khảo: Những điều cần biết về sữa hạt và dùng sữa hạt thế nào cho đúng?

Sữa nào cũng đun sôi

Những sai lầm trong cách làm sữa hạt cho bé

Trên thực tế, có rất nhiều loại hạt nếu xay với nước sôi, hoặc xay xong đem đun sôi sẽ gây kết tủa làm hỏng sữa. Ví dụ như hạt điều, hạnh nhân,óc chó, macca, dừa… – những loại hạt chứa nhiều chất béo –  chỉ cần xay với nước lọc bình thường rồi lọc bỏ bã đi là ổn.

Không cho muối vào sữa 

Nếu bố mẹ chỉ hoàn toàn xay nước và hạt, không thêm sữa bò/sữa công thức vào sản phẩm thì việc thêm một chút muối vào sữa sẽ giúp sữa bảo quản được lâu hơn. Đồng thời, một xíu muối không khiến cho sữa bị mặn hay lờ lợ, mà giúp hương vị đậm đà hơn. Tuy nhiên, việc cho muối chỉ nên áp dụng với bé trên 1 tuổi. 

Bỏ qua chất lượng nguồn nước

Nước là một phần không thể thiếu khi làm sữa hạt. Chất lượng nguồn nước sinh hoạt có ảnh hưởng lớn tới chất lượng sữa cả về mặt hương vị và hạn sử dụng, từ đó ảnh hưởng tới sức khỏe của cả gia đình. Hãy đảm bảo nguồn nước bố mẹ sử dụng đã được lọc kỹ và đun sôi trước khi làm nhé! Bố mẹ nên sử dụng nước lọc kiềm tính hoặc nước đã được lọc bằng máy lọc tại nhà.

Bảo quản sai cách

Sau khi sữa đã được làm xong, việc để sữa ở nhiệt độ phòng dễ khiến cho sữa bị vi khuẩn xâm nhập và làm sữa nhanh hỏng hơn. Chính vì thế, sau khi sữa đã nguội, bố mẹ hãy để ngay sữa vào ngăn mát tủ lạnh, chỗ hơi lạnh tỏa ra, tuyệt đối không để ở cánh tủ do do nhiệt độ ở cánh tủ thường xuyên bị thay đổi theo mỗi lần bạn mở, đóng tủ lạnh.

Xếp hạng: 10,0/10- ( 1 Đánh giá )

THANH TOÁN DỄ DÀNG VÀ 
SHIP COD TOÀN QUỐC

MIỄN PHÍ VẬN CHUYỂN VỚI ĐƠN HÀNG TỪ 500,000Đ

BẢO HÀNH 12 ĐẾN 36 THÁNG 
LỖI NHÀ SẢN XUẤT

CAM KẾT 
100% HÀNG CHÍNH HÃNG