Thực hư chất lượng sản phẩm Made in China

Ngày 27 tháng 7 năm 2017

Nhiều khách hàng khi mua hàng xuất khẩu hay hàng order từ nước ngoài hoặc ngay cả ở trong nước đã không ít lần đắn đo và nghi ngờ về nguồn gốc của các sản phẩm mua được chỉ bởi hàng chữ Made in China. Liệu có phải tất cả các sản phẩm gắn mác “made in China” đều như nhau và đều chất lượng kém như những scandal đồn thổi hay không?

Và những sản phẩm ấy có thực sự chất lượng, là hàng đạt tiêu chuẩn chất lượng xuất khẩu hay là hàng "Made in China" thực sự?

Trước hết, chúng ta cần hiểu rằng hàng “made in China” là do sản xuất tại nhà máy ở Trung Quốc, nhưng không phải tất cả các mặt hàng đều là Thương hiệu Trung Quốc (Brand of China). Bởi vì Trung Quốc được mệnh danh là công xưởng của toàn thế giới đó là nhờ vào việc sản xuất, gia công cho các thương hiệu nước ngoài như Apple, Intel, Sony, Samsung, …

Có một ví dụ nhỏ là:

Có tới 80% hàng hóa được bày bán và sử dụng ở Mỹ là "Made in China", "Made in Bangladesh", "Made in Mexico", "Made in Thailand"... và "made in..." từ một số nước Nam Mỹ và châu Á khác

Điều này chứng tỏ không phải hàng hóa gia công ở nước ngoài nào cũng được nhập khẩu vào Mỹ. Và để kinh doanh, hợp tác làm ăn lâu dài với Mỹ việc thỏa mãn các tiêu chuẩn về chất lượng cũng như cam kết của hợp đồng là rất quan trọng.

Bởi vậy, khi mua một món hàng xuất khẩu từ Mỹ hay xách tay từ Mỹ mà người tiêu dùng thấy dòng chữ "Made in China" thì đó cũng không phải là điều quá bất ngờ.

Và:

Người tiêu dùng Việt Nam bị ám ảnh bởi cụm từ "Made in China" do tình trạng hàng giả hàng nhái tại thị trường Việt Nam đang ở mức báo động do những tác hại của sản phẩm Trung Quốc kém chất lượng càng làm cho người tiêu dùng Việt có cái nhìn không thiện cảm đối với những sản phẩm “Made in China”

Mà có một điều hiển nhiên là những sản phẩm tên tuổi dù có cái mác “made in China”, nhất là đồ điện tử vẫn luôn được khách hàng tin tưởng. Lý do đơn giản là vì người mua hàng tin vào thương hiệu, tin vào chất xám công nghệ người ta đổ vào sản phẩm chứ không phải vì nơi sản phẩm được làm ra.

Nếu thật sự Trung Quốc chỉ làm ra hàng kém chất lượng, liệu rằng nó có tồn tại và phát triển đến mức trở thành công xưởng thế giới hay không?

Và nếu ngay từ đầu chúng ta luôn tẩy chay hàng “made in China” thì nó đã không tồn tại đến bây giờ để xuất khẩu nữa rồi.

Vì vậy vấn đề ở đây đó là người tiêu dùng cần phân biệt rõ hàng nội địa kém chất lượng, trôi nổi với hàng chuyên được đặt sản xuất tại Trung Quốc.

Một sản phẩm cùng chất lượng khi được sản xuất tại Trung Quốc sẽ có giá thấp hơn nhiều so với các nước khác cho nên, nếu là hàng có thương hiệu uy tín của các nước khác mà đặt sản xuất tại Trung Quốc thì bạn cũng không cần phải lo lắng vì mọi sản phẩm đều được kiểm duyệt chặt chẽ. Nếu bạn vẫn chưa yên tâm khi có một dòng sản phẩm mới mà made in China thì hãy theo dõi các phản hồi từ những người mua trước đó.

Một điều quan trọng mà người tiêu dùng cần nhớ, là hãy nhìn sản phẩm bạn đã và đang mua ở khía cạnh nguồn gốc sản phẩm đó được nhập vào nước nào? Sản phẩm "Made in China" - nhập khẩu vào Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản - những nước phát triển sẽ khác hoàn toàn với các sản phẩm "Made in China" và “Brand of China” nhập khẩu vào Việt Nam.

Hiện tại, các nhãn hàng lớn như iPhone, Samsung, Uniqo, Zara, H&M, Mango, Adidas, Espirit,.. và nhiều hãng quần áo lớn hầu hết có nhà máy ở nước thứ 3 mà phần lớn là ở Trung Quốc - nơi được mệnh danh công trường toàn thế giới, ngoài ra còn có Bangladesh, Việt Nam, Campuchia,.. vì lợi nhuận cao, nguồn nhân công dồi dào, giá thành rẻ, không chịu việc quản lý khắt khe về môi trường và con người...

Tuy nhiên tất cả các nguyên liệu đều được hãng cung cấp và trước khi xuất xưởng đều qua khâu kiểm định tại nơi sản xuất khi về hãng phải qua 1 lần kiểm định nữa mới cho ra thị trường. Và tất nhiên theo quy định các sản phẩm được sản xuất ra tại nước nào đều phải ghi "Made in..." tại nước đó

Ví dụ, đối với dòng sản phẩm UNIQLO - một nhãn hàng quần áo nổi tiếng của Nhật Bản. Hãng có nhà máy sản xuất đặt ở Trung Quốc nên đa số quần áo sẽ được ghi "Made in China" và có 1 số ít mẫu là "Made in Vietnam".

Được biết, hầu hết các công ty con ở Việt Nam chỉ là xưởng sản xuất. Hàng làm ra đều xuất lại về Nhật và không được phép bán lại tại Việt Nam vì khi doanh nghiệp Nhật Bản nhập nguyên vật liệu họ sẽ không mất thuế.

Bởi vậy hàng "Made in China" hay "Made in Vietnam" khi được mua tại nước ngoài thì có thể đánh giá là sản phẩm chất lượng đảm bảo.

Lệ T​hủy

Xếp hạng: 10,0/10- ( 3 Đánh giá )

THANH TOÁN DỄ DÀNG VÀ 
SHIP COD TOÀN QUỐC

MIỄN PHÍ VẬN CHUYỂN VỚI ĐƠN HÀNG TỪ 500,000Đ

BẢO HÀNH 12 ĐẾN 36 THÁNG 
LỖI NHÀ SẢN XUẤT

CAM KẾT 
100% HÀNG CHÍNH HÃNG