12 dụng cụ làm bánh cơ bản dành cho người mới bắt đầu

Ngày 8 tháng 6 năm 2019

Bạn là tìm những dụng cụ cho công việc làm bánh. Bạn chưa biết chọn mua những dụng cụ nào?.hay cần mua những dụng cụ nào? Tham khảo bài viết sau đây: 12 dụng cụ làm bánh cơ bản dành cho người mới bắt đầu sẽ giúp bạn có được sự lựa chọn phù hợp với nhu cầu của mình.

1. Lò nướng

Để nướng bánh thì lò nướng nên có tối thiểu các yếu tố sau:

– Dung tích tối thiểu 30 lít, nhưng để vừa với các loại bánh có kích thước đặc biệt kiểu Baguette hay khuôn bánh cỡ lớn thì nên chọn lò 42 – 50 lít.

– Có đủ thanh nhiệt trên và dưới, mọi người hay gọi là lửa trên và dưới

– Có thể điều chỉnh nhiệt độ (tối đa 250-300 độ), thời gian và các chế độ nhiệt (lửa trên, lửa dưới, hai lửa).

2. Máy đánh trứng

Có hai loại máy đánh trứng thường thấy (dùng cho bếp gia đình):

  • Máy đánh trứng cầm tay (hand mixer): thường có thêm 2 que đánh trứng và 2 que xoắn để nhồi bột, đánh bơ lạnh cứng..
  • Máy đánh trứng để bàn (stand mixer): kèm theo chân quay dẹt (đánh mềm bơ, trộn bột, đánh bông lòng đỏ trứng..), phới lồng (đánh bông kem tươi, trứng..) và chân quay xoắn (nhồi bột bánh mỳ..)
  • 12-dung-cu-lam-banh-co-ban-danh-cho-nguoi-moi-bat-dau

Nếu có điều kiện bạn nên mua bánh đánh trứng để bàn vì thường các máy này có công suất cao, tiết kiệm thời gian, công sức... đặc biệt là không mỏi tay khi đánh. Ví dụ như dòng sản phẩm Máy làm bếp đa năng 1200W của thương hiệu Midimori - giá chỉ dao động trong khoảng 5-7 triệu đồng/sản phẩm, bộ sản phẩm đa năng thông minh 3in1 gồm đánh trứng, trộn bột - xay thịt, đùn thịt - xay sinh tố, ép hoa quả...

3. Các dụng cụ cân đong

Dụng cụ cân đong trong làm bánh bao gồm cân đong theo tablespoon hoặc teaspoon, cân điện tử hoặc cân cơ, Cup (cốc đong) theo đơn vị cup/ oz

a. Cân đong theo teaspoon hoặc tablespoon:

Là cân đong theo muỗng cà phê và muỗng canh. Ngày nay, đơn vị teaspoon/tablespoon/cup đã được chuẩn hóa nên một bộ muỗng hoặc cốc cân đong là rất cần thiết với người bắt đầu làm bánh. Với loại dụng cụ cân đong này, bạn nên mua loại kim loại hoặc nhựa tốt vì có những lúc bạn phải cân đong những nguyên liệu nóng.

b. Cân cơ:

Nên chọn loại cân có sức chịu nặng ít (1-3kg) thì cân sẽ chính xác hơn. Còn tốt hơn là đầu tư một cân điện tử có thể đong đến 1gram hoặc 0,1gram.

c. Cup (cốc đong) theo đơn vị cup/ oz: 

Đây thường là các ca lớn có chia vạch để đong chất lỏng. Ngoài việc đong chất lỏng thì cup dạng này cũng rất có ích khi các bạn làm bánh theo các công thức của Mỹ, thường hay sử dụng đơn vị cup hoặc oz thay cho gram, ml.. như bình thường.

4. Cối trộn bột làm bánh đa năng

Hiện tại trên thị trường có các chất liệu về cối trộn bột là: Thủy tinh, Inox và nhựa

Nhựa:  Độ bền kém, chịu nhiệt kém và rửa cũng khó sạch tuyệt đối.

Thủy tinh: Dễ rơi vỡ trong quá trình làm

Inox: Bền chắc chắn, không bị rơi vỡ khi va đập mạnh.

12-dung-cu-lam-banh-co-ban-danh-cho-nguoi-moi-bat-dau

Ví dụ như dòng sản phẩm Máy làm bếp đa năng 1200W - được làm bằng chất liệu inox304 chắc chắn, dễ dàng cầm nắm và vệ sinh sau khi sử dụng - Cối có dung tích 6,3L

Lưu ý: Về kích thước thì nên chọn âu lớn và thành cao, khi đánh chất lỏng như kem tươi sẽ hạn chế bị bắn lung tung ra ngoài.

5. Rây bột

Rây bột có mắt lưới rất nhỏ. Một số công thức làm bánh yêu cầu bạn phải rây bột để giúp cho bột mịn, tơi xốp và không bị vón cục. Rây lưới cũng có loại có tay cầm, có loại không có tay cầm.

6. Các loại thìa, phới trộn 

Phới trộn bột: Có hình dạng giống chiếc xẻng, chất liệu có thể là nhựa hoặc silicon (silicon thì tốt hơn rất nhiều). Phới mềm không chỉ giúp trộn bột mà còn giúp vét thành và đáy âu “sạch” và gọn hơn.

Thìa gỗ: Không thật sự bắt buộc nhưng sẽ rất tiện khi nấu các loại sốt, kem, quấy bột choux, quấy các nguyên liệu trước khi nhồi bột làm bánh mỳ

Phới lồng cầm tay : Mặc dù có máy đánh trứng rồi nhưng phới lồng cầm tay vẫn là dụng cụ không thể thiếu khi làm bánh, để trộn nguyên liệu, đặc biệt là các loại nguyên liệu bông nhẹ như kem tươi, trứng đánh bông…

7. Khuôn làm bánh

a. Khuôn tròn đế rời:

Những loại lò nướng dung tích 35l thích hợp với những loại khuôn có đường kính 20cm. Còn những loại lò nướng nhỏ hơn, bạn hãy chọn mua loại khuôn tròn đế rời đường kính từ 16 – 18cm là vừa. Khuôn tròn đế rời sẽ giúp bạn làm bánh dễ dàng hơn. 

b. Khuôn Muffin/Cupcake .

12-dung-cu-lam-banh-co-ban-danh-cho-nguoi-moi-bat-dau

Dạng khay liền với các kích thước khác nhau. Khay mini 24 lỗ, khay vừa 12 lỗ (khay có bánh) và khay 6 lỗ. 

=) Khuôn đáy rời (spring form pans) thường là đắt hơn khuôn đáy liền, nhưng có nhiều ưu điểm hơn hẳn.

c. Khuôn chữ nhật:

Loại khuôn này ít phổ biến trong làm bánh nhưng tính ứng dụng rất cao. Khuôn chữ nhật có thể dùng làm khay nướng bánh cookies, bánh cuộn hay dùng đựng nước để nướng cách thủy. Thế nên loại khuôn này rất phù hợp cho người bắt đầu làm bánh. Với khuôn hình chữ nhật, khi mua bạn mua to nhất có thể nhưng cho vừa lò nướng mà vẫn còn chừa mỗi bên 1 – 2 cm.

d. Cup giấy (cốc giấy)

Với các cup giấy mềm thì sẽ cần thêm khuôn đỡ (vì bản thân cup giấy không đủ sức chứa bột ướt nên khi đổ bột vào, cup sẽ dễ bị đổ, rách, hỏng). Còn các loại cup giấy làm từ bìa cứng thì không nhất thiết phải đặt vào khuôn vì các cup giấy này thường đủ cứng để có thể tự đứng một mình được. 

e. Khuôn bánh ngọt (cake pans & spring form pans)

Để làm các loại bánh cơ bản (bánh bông lan bơ, cốt bánh ga-tô sinh nhật…)

d. Khuôn tube

Khuôn tube có nhiều loại với nhiều hình dáng khuôn khác nhau. Hai loại phổ biến nhất là Angel Food Cake Pan và Bundt Pan.

12-dung-cu-lam-banh-co-ban-danh-cho-nguoi-moi-bat-dau

Angel Food Cake Pan là khuôn thường được dùng để làm các loại bánh bông mềm nhẹ, dựa vào bọt khí trong lòng trắng trứng đánh bông để nở.

Ưu điểm: không chống dính để bánh có thể dễ dàng “bám” và “leo” tốt hơn. Sau khi bánh chín thì cả khuôn thường được úp ngược đến khi bánh nguội mới lấy ra để tránh cho bánh bị xẹp.

Bundt Pan: Để nướng Bundt cake (thường là bánh dạng nhiều chất béo như pound cake, butter cake..)

f. Khuôn bánh mỳ (Loaf pan)

Dành cho các loại bánh mỳ nhanh (như bánh mỳ chuối, bánh mỳ dừa…), bánh mỳ gối hoặc Pound cake. Tùy theo yêu cầu sử dụng của gia đình mà các bạn có thể mua 1 khuôn to (VD: 23 x 13 x 6 cm) hoặc 1-2 khuôn nhỏ hơn.

g. Khuôn Pie/Tart

Khuôn để làm các bánh dạng Pie/ Tart. Khuôn pie thì hình dạng thông thường là giống chiếc đĩa tròn, thành thấp. Khuôn Pie truyền thống thường có đường kính miệng khuôn khoảng 23cm và cao 3-4cm. 

8. Khay nướng

Khay nướng chữ nhật giúp bạn nướng các loại bánh quy, su kem, cốt bánh gateau cuộn hay để rang các loại hạt dễ dàng hơn. 

Mousse ring: Là các loại vòng tròn hay khuôn tròn không có đáy, để làm các loại bánh như Mousse, tiramisu… (sau khi bánh đông lại, gỡ khuôn hay là rút phần vòng tròn ra sẽ dễ hơn). Ring mousse có nhiều kích thước, từ loại nhỏ đường kính 5 – 10cm đến các loại lớn hơn, đường kính 18-23cm.

Ramekin: Các khuôn sứ nhỏ này sẽ rất hữu dụng nếu bạn muốn làm Flan/ Caramel hay Souffle. Ngoài ra các khuôn nhỏ này cũng có thể dùng để làm một số món mặn như các món nướng rau củ với salad…

9. Giấy nến (Parchment paper) & tấm nướng chống dính (non-stick baking mat)

Thay vì chống dính khay nướng thì bạn chỉ cần sử dụng tấm nướng chống dính này. Các tấm nướng này thường được làm từ Silicone và một trong những loại phổ biến nhất có lẽ là Silpat như trong hình.

12-dung-cu-lam-banh-co-ban-danh-cho-nguoi-moi-bat-dau

Giấy nến (parchment paper hay baking paper), cũng là một công cụ hỗ trợ đắc lực cho những người làm bánh, không chỉ có thể dùng để lót chống dính khay khi làm bánh quy như tấm nướng chống dính, mà còn có thể lót đáy khuôn, thành khuôn…

10. Nhiệt kế

Có hai thứ nhiệt kế rất cần có khi làm bánh là nhiệt kế lò và nhiệt kế kẹo.

Nhiệt kế lò giúp bạn biết chính xác nhiệt độ trong lò là bao nhiêu. Mình để ý thấy có vẻ là rất nhiều lò nướng gia đình có nhiệt độ không chính xác, có thể thấp hoặc cao hơn nhiệt độ điều chỉnh bên ngoài cả chục độ C nên có một chiếc nhiệt kế là cực kì cần thiết.

Nhiệt kế kẹo dùng để đo nhiệt độ của nguyên liệu, đặc biệt là các loại nguyên liệu nóng như các loại sauce, đường nóng chảy..

11. Cây lăn bột/ cán bột (rolling pin)  

12-dung-cu-lam-banh-co-ban-danh-cho-nguoi-moi-bat-dau

Để cán bột khi làm một số loại bánh như bánh quy, bánh mỳ…

12. Cooling rack (vỉ lưới)

Các loại rack hay vỉ lưới này để đặt bánh sau khi nướng, giúp hơi nước thoát ra dễ dàng và bánh khô ráo nhanh chóng, không bị hấp hơi.

 

Theo savourydays.com

Xếp hạng: 10,0/10- ( 2 Đánh giá )

THANH TOÁN DỄ DÀNG VÀ 
SHIP COD TOÀN QUỐC

MIỄN PHÍ VẬN CHUYỂN VỚI ĐƠN HÀNG TỪ 500,000Đ

BẢO HÀNH 12 ĐẾN 36 THÁNG 
LỖI NHÀ SẢN XUẤT

CAM KẾT 
100% HÀNG CHÍNH HÃNG